Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012
Bai 12 CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG Luat HS
Bài 12. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG,
TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
KHÁI NIỆM CHUNG
1.Định nghĩa
Theo Đại từ điển Tiếng Việt:
- An toàn: yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.
- Trật tự: tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật.
- Công cộng: Thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
Khu vực công cộng bao gồm: công viên, khu vui chơi, giải trí, khu nghỉ mát, khu du lịch; chợ, siêu thị, khu thương mại; bến xe, nhà ga, bến tàu, bến phà, bến cảng, phương tiện vận tải công cộng, các điểm chờ xe buýt; các điểm dịch vụ điện thoại công cộng; sân chơi của trẻ em, sân thi đấu thể thao; nơi làm việc, trường học, bệnh viện; các khu di tích lịch sử, các khu lăng miếu, đền thờ và những địa điểm công cộng khép kín và có mái che khác…
+ An toàn công cộng là sự an toàn trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong lao động, an toàn ở những nơi đông người, an toàn trong xây dựng, quản lí vũ khí, phương tiện kĩ thuật, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, trong phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, trong các hoạt động về y tế, vệ sinh thực phẩm.
+ Trật tự công cộng có nội hàm rộng, tất cả những gì thuộc về trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung đều là trật tự công cộng. Những hành vi thực hiện trong khuôn viên nhà riêng hoặc ở những nơi khác không phải là nơi công cộng, nhưng làm ảnh hưởng xấu đến trật tự chung, an toàn chung, mỹ quan chung là xâm phạm đến trật tự công cộng.
Trật tự nơi công cộng chỉ là một bộ phận của trật tự công cộng nói chung; trật tự nơi công cộng là trật tự ở những nơi thuộc về sở hữu chung của toàn xã hội, nơi sử dụng chung cho mọi người. Nói một cách đầy đủ, đó là trật tự xã hội và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
-------> An toàn công cộng, trật tự công cộng là hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật và các nội quy, quy tắc về trật tự chung, an toàn chung, mà đòi hỏi mọi thành viên của xã hội phải tuân theo những quy định chung đó nhằm đảm bảo cho cuộc sống, lao động, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội.
------> Các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, cố ý hoặc vô ý xâm hại an toàn, trật tự trong các lĩnh vực giao thông vận tải, lao động sản xuất, hoạt động xây dựng, quản lý chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, phòng cháy, vệ sinh thực phẩm, hoạt động y tế, bảo vệ môi trường, trật tự xã hội và trật tư pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Theo nghĩa rộng: Trật tự công cộng và an toàn công cộng là trật tự, an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân tại khu vực sinh hoạt đông người.
2. Các đặc trưng chung
a. Khách thể loại:
* Quan hệ xã hội bị xâm hại: Trật tự, an toàn công cộng
Các tội trong chương này đều xâm phạm đến trật tự, an toàn chung của xã hội. Ngoài ra, nhiều tội phạm trong chương này còn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Lý do:
* Đối tượng tác động:
- Phương tiện GT không đảm bảo an toàn;
- Người không đủ điều kiện điều khiển PTGTVT;
- Tàu bay, tàu thủy;
- Chương trình vi rút tin học;...
- Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; vũ khí thô sơ;
- Công cụ hỗ trợ;
- Vật liệu nổ;
- Chất phóng xạ; Chất cháy, chất độc;
- Công trình, phương tiện quan trọng về ANQG;
- Tài sản do phạm tội mà có;
- Văn hóa phẩm đồi trụy.
…
Biểu hiện khách quan của nhóm tội:
* Loại cấu thành tội phạm:
Cần xem lại các TP có CTVC và CTHT: Đ 207, 247...
- CTTP vật chất:
+ Mô hình 1: Cấu thành vật chất mà dấu hiệu hậu quả chỉ có ý nghĩa xác định tội phạm hoàn thành (Điều 231 BLHS);
+ Mô hình 2: Cấu thành vật chất mà dấu hiệu hậu quả là cơ sở để xác định có phạm tội hay không chiếm phần lớn các điều luật: Điều 202 - 205; 207 - 215; 217; 220; 224 - 229; 234; 235; 239 - 245; 247.
Lý do:
Tính nguy hiểm của các hành vi trong nhóm này chỉ thực sự nguy hiểm khi nó kèm theo những hậu quả nghiêm trọng.
Thiệt hại của nhóm TP này thường là thiệt hại vật chất về người và tài sản.
- Cấu thành hình thức: Điều 206; 216; 218; 219; 221; 222, 223; 230; 232; 233; 236; 237; 238; 246; 248 - 256.
- Một số tội có Cấu thành phụ: là cấu thành chỉ trường hợp tuy hậu quả luật định chưa xảy ra nhưng đã xuất hiện tình trạng nguy hiểm thực sự cho xã hội nếu không được ngăn chặn kịp thời nên buộc phải xử lý hình sự (khoản 4 các điều: 202, 203; 208, 209, 212, 213, 217, 227, 234, 240, 241…).
Có 2 quan điểm khác nhau về cấu thành phụ này:
+ Tình trạng nguy hiểm không phải là hậu quả của tội phạm -> Coi cấu thành phụ này là cấu thành hình thức.
+ Tình trạng nguy hiểm cũng là một dạng thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho xã hội, là một dạng hậu quả của tội phạm -> Coi cấu thành phụ này là cấu thành vật chất.
* Hành vi khách quan:
- Hành vi xâm phạm an toàn công cộng:
+ Hành vi xâm phạm an toàn giao thông vận tải (Điều 202 - 223);
+ Hành vi xâm hại an toàn thông tin (Điều 224 - 226);
+ Hành vi xâm hại an toàn chung trong các lĩnh vực cụ thể (Điều 227 - 244);
- Hành vi xâm hại trật tự công cộng (Điều 245 -> 256).
* Hậu quả của tội phạm:
- Thiệt hại về thể chất:
- Thiệt hại về vật chất
- Thiệt hại phi vật chất
- Nguy cơ thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
# Nghị quyết 02/2003/ NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 hướng dẫn về hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đối với tội Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS). Tuy nhiên cũng có thể áp dụng hướng dẫn này cho các dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng ở các tội phạm liên quan đến an toàn giao thông khác và tội gây rối trật tự công cộng.
Hậu quả
LOẠI THIỆT HẠI
Chết người
Tỷ lệ thương tật
Thương tật + Tài sản
Tài sản
Nghiêm trọng (khoản 1)
- 1 người
- Cho 1 – 2 người, 31%/người;
- Nhiều người, <31%/người, Tổng: 41% - 100%.
- Cho 1 người từ 21% đến 30% + Thiệt hại tài sản từ 30tr - < 50tr đồng.
- Cho nhiều người, <21%/người, Tổng: 30 – 40% + Tài sản: 30 – 50tr.
- 50tr - < 500tr đồng.
Rất nghiêm trọng (khoản 2)
- Chết 2 người trở lên;
- Cho 3 - 4 người, từ 31% trở lên/người;
- Nhiều người, Tổng: từ 101% - 200%..
- Chết 1 người và thêm thiệt hại khác như K1;
- Cho 1 – 2 người, 31%/ người trở lên và thêm thiệt hại khác như K1.
- 500tr – <1.5 tỷ đồng
Đặc biệt nghiêm trọng (K.3)
- Chết 3 người trở lên
- Cho 5 người trở lên, 31%/ người trở lên.
- Cho nhiều người, Tổng >200%.
- Chết 2 người và thêm 1 thiệt hại khác như K1.
- Chết 1 người và thêm 1 thiệt hại khác như K2.
- Cho 3 – 4 người, 31%/ người trở lên + Tài sản: 500tr – <1.5 tỷ.
1,5 tỷ đồng trở lên
c. Mặt chủ quan
Lỗi cố ý
Lỗi vô ý
d. Chủ thể
Chủ thể thường
Chủ thể đặc biệt
MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ
Nguyễn Quốc V điều khiển xe Super Dream (100 cm3) không có giấy phép lái xe trên đoạn đường Quốc lộ 1A từ thị trấn Tứ Hạ về thị trấn Phú Bài. V đi đúng tốc độ cho phép, đúng phần đường. Khi đến km số 720, thì B đi xe hon đa ngược chiều đã đâm vào xe V. Hậu quả B chết tại chỗ, V bị thương nhẹ. Nguyên nhân của vụ tai nạn xác định được do B lái xe trong tình trạng say, chạy quá tốc độ cho phép 75%, và một phần do V không có bằng lái. B và V đều có lỗi đối với 3 nguyên nhân này.
*Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
a. Định nghĩa: khoản 1 Điều 202 BLHS
Tội vi phạm quy định ve điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: là phương tiện giao thông đường bộ. Theo Điều 3 luật GTĐB, phương tiện giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật…;
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm các loại xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Xe máy chuyên dùng: gồm xe máy thi công (máy xúc, máy san ủi, xe lu, xe cẩu…); xe máy nông nghiệp (máy cày, máy cấy, công nông, máy gặt…); lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ.
Phương tiện giao thông đường bộ là đối tượng tác động của TP hay là phương tiện phạm tội (vật được sử dụng vào việc PT)? Nếu xuất phát từ định nghĩa: Đối tượng tác động của TP là một bộ phận của khách thể, khi hành vi phạm tội xâm phạm đến đối tượng tác động sẽ gây thiệt hai hoặt đe dọa gây thiệt hại cho khách thể thì đối tượng tác động của TP này phải là người tham gia giao thông đường bộ và/hoặc tài sản của họ.
* Hành vi: Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về ATGT.
- Điều khiển PTGT nói chung: là hành vi lái các phương tiện giao thông hoặc điều khiển các tín hiệu điều hành phương tiện như điều khiển tín hiệu cho tàu ra vào sân ga, gác ghi, tín hiệu cho máy bay cất cánh, hạ cánh (Điều 202, 208, 212, 216).
- Điều khiển phương tiện GTĐB: là hành vi trực tiếp thực hiện chức năng lái các phương tiện GTĐB khi nó đang chuyển động. (Có ý kiến cho rằng điều khiển phương tiện giao thông đường bộ còn gồm cả hành vi chỉ huy, hướng dẫn lái trong khi dạy học sinh lái xe; điều khiển phương tiện GTVT do động cơ khác kéo đi).
- Cơ sở pháp lý để xác định hành vi vi phạm là Luật giao thông đường bộ năm 2001 và Nghị định 146/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
* Hậu quả: “hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu bắt buộc để định tội (Mô hình 1). Hậu quả nghiêm trọng của tội phạm là:
- Thiệt hại về tính mạng: Làm chết 1 người.
- Thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe: Gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe đối với 1 người từ 31% trở lên; hoặc gây thương tích hoặc tổn hại vếnức khỏe đối với nhiều người, mỗi người tỷ lệ thương tật dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật từ 41% trở lên;
- Thiệt hại về tài sản: 50 triệu trở lên;
- Gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe đối với 1 người từ 21% đến 30% và còn gây thiệt về tài sản từ 30 triệu đồng trở lên.
# Biệt lệ:
Khoản 4 Điều 202 quy định: Vi phạm quy định về an toàn GTĐB mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì cũng phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB. Đây là CTTP bổ sung của Điều 202 và “khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là một loại hậu quả của tội phạm (tình trạng nguy hiểm).
Khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là việc thực hiện một hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, nếu không được ngăn chặn và phát hiện kịp thời thì nhất định hậu quả đặc biệt nghiêm trọng sẽ xảy ra. Đây là khả năng “thực tế”, rõ ràng và tất yếu chứ không phải do suy đoán, chủ quan hay do tưởng tượng.
* Lỗi: vô ý. Nếu người phạm tội sử dụng phương tiện giao thông để giết người cố ý gây thương tích thì không phạm tội theo Điều 202, mà phạm tội giết người theo Điều 93 BLHS.
* Chủ thể: Người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông GTĐB.
Chủ thể của tội phạm: Là người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông, đường bộ, trong đó bao gồm cả người trực tiếp điều khiển các phương tiện thô sơ đường bộ.
Tuy nhiên, qua công tác đấu tranh phòng, chống TNGT trong thời gian qua cho thấy, chưa có trường hợp nào mà người điều khiển ph*ương tiện thô sơ gây tai nạn lại bị truy cứu TNHS theo Điều 202. Trên thực tế đã xảy ra những vụ tai nạn giao thông giữa xe máy với xe đạp nhưng nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân chính lại do người xe đạp gây ra mà hậu quả là người đi xe máy chết. Trường hợp này nếu không xử lý hình sự với người đi xe đạp thì rõ ràng là bỏ lọt tội. Chính từ thực tế đó, dẫn đến trong xã hội, ngay cả với một số không nhiều người tiến hành tố tụng quan niệm cho rằng, các trường hợp tai nạn giao thông xảy ra thì lỗi trư*ớc hết là do người điều khiển ph*ương tiện giao thông cơ giới với phân khối lớn hơn, sau đó là người điều khiển phư*ơng tiện thô sơ, cuối cùng mới là do người đi bộ. Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp làm thay đổi nhận thức về vấn đề này của mọi công dân về TNHS đối với các trường hợp người điều khiển xe thô sơ gây tai nạn. Qua đó mới có thể góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thông đối với người điều khiển phương tiện thô sơ và người sử dụng thiết bị chuyên dùng lưu thông trên đường bộ. Đòng thời, mới đảm bảo việc xử lý các vụ TNGT được khách quan, chính xác, hạn chế tình trạng bỏ lọt tội, hoặc làm oan người vô tội.
c. Đường lối xử lý:
Một số tình tiết định khung tăng nặng:
- Không có giấy phép hoặc không có bằng lái theo quy định: là trường hợp người phạm tội điều khiển phương tiện GTĐB, theo quy định là phải có giấy phép hoặc bằng lái xe, song họ lại không có hoặc có nhưng đã hết hạn, giấy phép không phù hợp với hạng xe điều khiển, giấy phép giả mạo, gấy phép cấp không đúng thẩm quyền, giấy phép bị tịch thu…
- Phạm tội trong khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích mạnh khác:
“Say” là trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của rượu, bia hay các chất kích thích khác. Trong thực tế chúng ta rất khó xác định tình trạng “say” của một người vì người phạm tội luôn cho rằng mình tính táo. Để có cơ sở khoa học, công bằng và chính xác, chúng ta nên quy định rõ: “Người phạm tội sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác quá nồng độ quy định” như: Say rượu, bia: có nồng độ cồn trong máu là 80mg/100ml máu hoặc 40mg/1 lít khí thở; hoặc dùng chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng: ma túy… (khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông Đường bộ).
- Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn: là trường hợp người điều khiển phương tiên sau khi gây tai nạn đã cố tình bỏ mặc người bị nạn nhằm chạy trốn, lẩn tránh trách nhiệm hoặc bỏ mặc không cứu giúp người bị nạn mà lẽ ra họ phải cứu giúp để khắc phục hậu quả do họ gây ra.
Nếu sau khi gây tai nạn, người phạm tội cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc bị đe dọa đến tính mạng của mình nên đã tạm thời lánh đi chỗ khác, nhưng phải đến trình báo với cơ quan công an nơi gần nhất thì không bị coi là “gây tai nạn rồi bỏ chạy” (Điểm b khoản 1 Điều 36 luật Giao thông Đường bộ).
Nếu người phạm tội cố ý không cứu giúp người bị nạn thì áp dụng điểm c khoản 2 Điều 202 mà không áp dụng điểm b khoản 2 Điều 102. Lý do:
- Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông:
2. Tội cản trở giao thông đường bộ
a. Định nghĩa: Khoản 1 Điều 203.
Tội cản trở giao thông đường bộ là hành vi cản trở giao thông gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, hoặc có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
b. Các dấu hiệu pháp lý
- Hành vi cản trở giao thông nói chung: là hành vi làm cho giao thông bị đình trệ, không lưu thông, hoạt động bình thường.
Các lĩnh vực giao thông bị cản trở có thể là trong đường bộ (Điều 203), đường sắt (Điều 209), đường thuỷ (Điều 213), đường không (Điều 217).
- Hành vi cản trở giao thông đường bộ bao gồm:
+ Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ (như đường, cầu, cống, hầm, vỉa hè…);
+ Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ (như phơi nông sản trên đường bộ, để vật liệu xây dựng hoặc bất cứ vật gì khác trên đường bộ…)
+ Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệc, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ (như biển báo, cọc tiêu…)
+ Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
+ Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường: làm mái che trên vỉa hè, đường đô thị; đặt biển hiệu, biển quảng cáo, buôn bán vặt, sửa chữa xe máy, xe đạp trên vỉa hè, dưới lòng đường gây cản trở giao thông đường bộ.
+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ: như xây nhà trái phép, họp chợ làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ công trình đường bộ, gây mất an toàn giao thông đường bộ.
+ Vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;
+ Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ (người đi bộ băng ngang qua đường trái luật giao thông, gây tai nạn cho người khác…).
- Công trình giao thông đường bộ gồm: đường, cầu, cống, hầm, vỉa hè, đường đô thị, bến phà, bến xe, hệ thống thoát nước, cọc tiêu, biển báo, nơi dùng xe, bãi đậu xe, các công trình phụ trợ khác.
- Hậu quả:
+ Gây thiệt hại cho tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản (có thể áp dụng NQ số 02 HĐTP TATC 17/4/2003).
+ Có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đac biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
- Lỗi: Vô ý. Nếu cố tình đặt chướng ngại vật trên đường giao thông (đặt bẫy) nhằm gây chết người thì phạm tội giết người.
- Chủ thể: thường.
3. *Tội đưa vào sử dụng các phương tiện GTĐB không bảo đảm an toàn
a. Định nghĩa: Khoản 1 Điều 204
Là hành vi của người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: là sự hoạt động an toàn về mặt kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường bộ và sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ.
Đối tượng tác động: phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật là những phương tiện có những hỏng hóc về mặt kỹ thuật mà một người có trình độ chuyên môn bình thường có thể nhận thức được; hoặc phương tiện GTĐB thiếu những bộ phân cần thiết để đảm bảo an toàn (khong có thắng, không có đèn...).
Đó là các phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ nhưng không đủ các điều kiện theo quy định của Luật giao thông đường bộ (Chương IV, điều 48 – 52). Đó là các điều kiện về: hệ thống hãm, hệ thống chuyển hướng, tay lái của xe ô tô ở bên trái, đèn (chiếu sáng gần và xa, soi biển số, báo hãm, tín hiệu), kính chắn gió, bánh lốp đúng kích cỡ và tiêu chuẩn kỹ thuật, còi với âm lượng đúng tiêu chuẩn, giảm thánh, giảm khói, kết cấu khác...
* Hành vi: Đưa vào sử dụng các phương tiện GTĐB không bảo đảm an toàn
- Hành vi điều động các phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn.
- Cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết.
* Hậu quả: Gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng ve sức khỏe, ve tài sản. Hậu quả trên là do các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn trực tiếp gây ra.
* Lỗi: Vô ý
* Chủ thể:
- Người có trách nhiệm trong việc điều động phương tiện giao thông như: giám đốc công ty vận tải, trưởng phòng điều độ…
- Người có trách nhiệm ve tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông khi cho phép phương tiện đó đi vào sử dụng: người đứng đầu cơ quan kiểm định, người trực tiếp thực hiện việc kiểm định đối với xe tham gia giao thông đường bộ.
4. *Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển PTGTĐB
a. Định nghĩa: Điều 205
Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển PTGTĐB là hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các đkiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: người không đủ điều kiện điều khiển PTGTĐB. Đó là người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các PTGTĐB theo quy định tại điểm 7, 8, 9 Điều 8 (sử dụng ma túy, nồng độ cồn) và Chương V (Điều 53 – 58) - Luật Giao thông đường bộ.
* Hành vi: Đưa vào sử dụng các phương tiện GTĐB không bảo đảm an toàn
- Hành vi điều động người không đủ điều kiện điều khiển PTGTĐB: thường xuất phát từ quan hệ công tác, quản lý, điều hành.
- Hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển PTGTĐB: xuất phát từ quan hệ thông thường. Như cha mẹ, người thân giao cho trẻ chưa đủ 18 tuổi đi xe máy từ 50cc trở lên, xe ô tô?
* Hậu quả: Gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng ve sức khỏe, ve tài sản.
* Lỗi: Vô ý
* Chủ thể:
- Người có trách nhiệm trong việc điều động lái xe.
- Có trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý và điều khiển PTGTĐB.
4. *Tội tổ chức đua xe trái phép
a. Định nghĩa: Điều 206
Tội tổ chức đua xe trái phép là hành vi tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: trật tự, an toàn công cộng, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
* Hành vi : tổ chức đua xe trái phép là hành vi đua xe mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Đó có thể là hành vi:
- Vạch kế hoạch, tổ chức đua xe;
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác tham gia đua xe;
- Kêu gọi người khác góp tiền tham gia đua xe;
- Tổ chức mạng lưới canh gác, bảo vệ, giám sát cuộc đua; chống lại dân phòng, công an...
- Cung cấp phương tiện cho người đua xe...
* Phương tiện phạm tội: xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ. Việc tổ chức đua xe thô sơ trái phép chỉ là vi phạm hành chính (xích lô, xe đạp...).
* CTTP hình thức (hậu quả không phải là dấu hiệu định tội).
* Lỗi: Cố ý trực tiếp
5. *Tội đua xe trái phép
a. Định nghĩa: Điều 207
Tội đua xe trái phép là hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Hành vi đua xe trái phép: là hành vi trực tiếp tham gia vào cuộc đua xe bất hợp pháp như trực tiếp điều khiển phương tiện đua trên các tuyến đường giao thông công cộng. Trên một phương tiện đua có thể do một hay nhiều người cùng trực tiếp điều khiển.
Gợi ý suy nghĩ:
- Nếu người ngồi sau không điều khiển mà hô hào, cổ vũ cho người trực tiếp điều khiển: Có phạm tội không?
- Nếu không trực tiếp điều khiển phương tiện đua xe nhưng có hành vi cá cược, chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép thì phạm tội nào?
+ Giáo trình Luật HN: Tội đua xe trái phép (không hợp lý).
+ Phạm tội đánh bạc (cá cược); gây rối trật tự công cộng hoặc chống người thi hành công vụ (nếu đủ điều kiện).
- Nếu đua xe đạp điện nhưng thỏa thuận với nhau trong quá trình đua xe không sử dụng động cơ, mà đạp?
* Phương tiện phạm tội: ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.
* Loại CTTP:
- CTTP vật chất: khi người phạm tội gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác.
+ Thiệt hại về sức khỏe: 11% (hay 31%) trở lên? (TTLT 01/1995 hay NQ 02/2003?).
+ Thiệt hại về tài sản: trị giá50 triệu đồng trở lên?
+ Chết người.
- CTTP hình thức: khi người phạm tội đua xe trái phép mặc dù không gây hậu quả nhưng:
+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi đua xe trái phép mà còn vi phạm; hoặc
+ Đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về hành vi đua xe trái phép mà còn vi phạm.
* Lỗi:
- Lỗi vô ý (cố ý đối với hành vi đua xe trái phép và vô ý đối với hậu quả: hỗn hợp lỗi): nếu người phạm tội gây thiệt hại cho sức khoe, tài sản của người khác.
- Lỗi cố ý trực tiếp: nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
* Lưu ý: Người phạm tội theo điểm a khỏan 2 Điều 207 BLHS thì không bị truy cứu TNHS theo Điều 202 BLHS (Nghị quyết 02/2003/TANDTC).
6. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221)
a. Định nghĩa:
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động:
- Tàu bay - phương tiện bay.
- Tàu thủy - phương tiện giao thông trên đường sông, đường biển có động cơ và có trọng tải lớn.
* Hành vi: chiếm đoạt máy bay tàu thủy với thủ đoạn dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác như dùng vũ lực, khống chế người quản lý để chiếm đoạt, trộm cắp… Các hình thức chiếm đoạt không có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, chỉ là cơ sở phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội có thể tự mình điều khiển máy bay, tàu thủy hoặc cưỡng ép nhân viên điều khiển máy bay, tàu thủy. Hành vi phạm tội có thể thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam (Công ước Montrian…).
* Tội phạm được coi là hoàn thành khi người PT thực hiện một trong các thủ đoạn để chiếm đoạt máy bay, tàu thủy.
7. Tội vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người
a. Định nghĩa: Điều 227
Là hành vi vi phạm các quy định ve an toàn lao động, vệ sinh lao động, ve an toàn ở những nơi đông người gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, hoặc có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: An toàn trong lĩnh vực lao động và những nơi đông người.
* Hành vi: Vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn ở những nơi đông người
- Có trách nhiệm mà không chỉ đạo việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, về an toàn ở những nơi đông người (không triển khai học tập quy định ATLĐ cho công nhân trước khi xuống nơi lao động, đưa vào sử dụng các trang thiết bị lao động, sản xuất không bảo đảm an toàn, không cấp hoặc cấp không đúng tiêu chuẩn phương tiện bảo hộ lao động).
- Không thực hiện các quy định trên trong hoạt động lao động, sản xuất. (Quy định về ATLĐ, quy trình về vệ sinh lao động, vi phạm các điều kiện an toàn chung ở những nơi đông người).
* Hậu quả:
- Gây thiệt hại đến tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
- K4 Đ 227: Khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời: là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tất yếu sẽ xảy ra, nếu không được ngăn chặn kịp thời.
* Lỗi: vô ý
* Chủ thể:
- Người có trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện các quy định an toàn lao động, an toàn ở những nơi đông người.
- Người trực tiếp thực hiện các quy định trên: công nhân trong quá trình lao động, sản xuất; nhân viên giám sát an toàn ở những nơi đông người (các trò chơi giải trí cảm giác mạnh).
8. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
a. Định nghĩa: Điều 230 khoản 1
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: An toàn công cộng trong hoạt động quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
* Đối tượng tác động: vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Văn bản:
+ Nghị quyết 04/1986/HĐTP TANDTC;
+ Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm Nghị định 47/1996/CP;
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: An toàn công cộng trong hoạt động quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
* Đối tượng tác động: vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Văn bản:
+ Nghị quyết 04/1986/HĐTP TANDTC;
+ Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm Nghị định 47/1996/CP;
- Vũ khí quân dụng: bao gồm các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh, các loại pháo dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hóa chất độc và nguồn phóng xạ, các loại đạn, bom mìn lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoạ cụ và vũ khí khác... -> dùng cho mục đích quốc phòng an ninh.
- Phương tiện kỹ thuật quân sự: trang thiết bị quân sự chuyên dùng như ra-đa các loại, xe máy đặc chủng các loại, xe, máy điện khí, công trình xa chuyên dùng quân sự, xe kéo pháo… -> trang bị để phục vụ chiến đấu và chiến đấu (NQ04/86).
* Phân biệt:
- Vũ khí quân dụng với vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, các loại súng thể thao, súng săn
+ Vũ khí thô sơ: Vũ khí quân dụng thô sơ mhư mã tấu, dao găm, kiếm, giáo mác, quả đấm bằng kim loại, cung, nỏ côn các loại... là đối tượng tác động của Điều 233.
+ Công cụ hỗ trợ: các loại roi cao su, roi điện, gậy điện, găng tay điện, lựu đạn cay, súng bắn cay, ngạt, độc, gây mê, bình xịt hơi cay, ngạt độc, gây mê. Súng bắn đạn nhựa, cao su, súng bắn laze, súng bắn đinh, súng bắn từ trường, và các loại công cụ hỗ khác... là đối tượng tác động của Điều 233.
+ Các loại súng thể thao quốc phòng, súng săn.
- Vũ khí quân dụng với vật liệu nổ:
Vật liệu nổ là chất có khả năng gây nên một phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiều nhiệt và ánh sáng, đồng thời sinh khí và tạo ra tiếng nổ như kíp mìn, các loại thuốc nổ, dây nổ, dây cháy chậm, thuốc phóng…
+ Nếu vật liệu nổ dùng cho mục đích quốc phòng an ninh (Điều 230);
+ Nếu dùng cho mục đích dân sự (xây dựng, khai thác mỏ...) -> Điều 232.
- Vũ khí quân dụng với chất phóng xạ, chất cháy, chất độc:
+ Chất phóng xạ: là chất gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố có khả năng phát ra các chùm tia An-pha, Bê-ta, Gam-ma… Tác hại đặc trưng của chất phóng xạ là gây nhiễm xạ cùng với di chứng gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến những tổ chức, cơ quan của cơ thể và làm đột biến di truyền (TTLN số 01 ngày 7/1/95 TATC,VKSTC,BNV ) -> Điều 236.
+ Chất cháy: là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ô xy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của yếi tố khác và những chất dễ tư bốc cháy ở nhiệt độ không cao như diêm tiêu( Ka li ni trat), phốtpho, thuốc đạn... -> Điều 238.
+ Chất độc: là những chất có độc tính rất cao và rất có hại đối với tính mạng, sức khỏe và tính mạng của con người nếu bị nhiễm phải một liều lượng nào đó. Đây là những loại thuốc độc được quy định tại bảng A như Aconitin và các muối của nó, các loại muối thủy ngân… -> Điều 238.
- Phương tiện kỹ thuật quân sự với các loại tài sản thông thường trang bị cho quân đội.
* Hành vi:
- Chế tạo trái phép: làm ra, gia công hay lắp ráp các chi tiết của vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
- Tàng trữ tráp phép: là người không được phép cất giữ các đối tượng trên mà đã có hành vi đó. Địa điểm cất giữ không có ý nghiã trong việc xác định tội phạm.
- Vận chuyển trái phép: là việc di chuyển các đối tượng trên từ địa điểm này sang địa điểm khác.
- Sử dụng trái phép: người không được phép sử dụng vũ khí quân dụng mà có hành vi đó hoặc tuy được phép sử dụng nhưng đã sử dụng vũ khí quân dụng để phạm 1 tội khác (TTLN 02/ 95).
- Mua bán trái phép: Mua hoặc bán vũ khí quân dụng , phương tiện kỹ thuật quân sự một cách trái phép.( loại trừ t/h thanh lý)
- Chiếm đoạt là hành vi chuyển các đối tượng trên trong việc chiếm hữu bất hợp pháp dưới bất kỳ hình thức nào (dũng vũ lực hoặc các thủ đoạn chiếm đoạt khác).
* Lỗi: Cố ý
9. Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về ANQG
a. Định nghĩa: Điều 231
Là hành vi phá hủy công trình hoặc phương tiện GTVT, thông tin liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: là các công trình, phương tiện quan trọng về ANQG. Bao gồm:
- Công trình, phương tiện quan trọng về giao thông vận tải: như các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không (sân bay, nhà ga, cầu phà, máy bay, tàu lửa…)
- Công trình, phương tiện thông tin liên lạc: mọi công trình, thiết bị, máy móc thuộc hệ thống thông tin hữu tuyến và vô tuyến như các trạm thu phát sóng, đường dây thông tin liên lạc, cáp điện thoại, internet... (liên quan đến hệ thống thông tin nội bộ thì không thuộc đối tượng của tội phạm này).
- Hệ thống phát và tải điện: gồm các công trình, thiết bị máy móc thuộc hệ thống phát điện và tải điện.
- Hệ thống dẫn chất đốt: đường ống dẫn khí, dẫn dầu...
- Công trình thủy lợi: hệ thống đê điều, thiết bị máy móc, công trình trị thủy, thủy nông.
- Các công trình khác về an ninh, quốc phòng, khoa học kỹ thuật: các trung tâm nghiên cứu quốc gia, trung tâm văn hóa quốc gia như Viện nguyên tử hạt nhân Đà Lạt, Viện Bảo tàng Dân tộc học, Viện bảo tàng Hồ Chí Minh...
# Lưu ý: Đối với các công trình, phương tiện về giao thông, thông tin liên lạc, thủy lợi, dẫn chất đốt, tải điện... trong phạm vi 1 gia đình hoặc một nhóm cư dân, không mang ý nghĩa quốc gia thì không phải là đối tượng tác động của tội phạm này (như một số hộ nông dân mua chặn suối làm thủy lợi, lắp đặt máy phát điện; hệ thống bioga của một số hộ gia đình, hệ thống dẫn chất đốt trong một chung cư...)
# Ý nghĩa:
+ Xác định đúng đối tượng tác động của tội này có ý nghiã quan trọng trong việc định tội danh (phân biệt Điều 143 với 231 – hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản),
+ Phân biệt tội này với các tội chiếm đoạt khác thông qua đối tượng tác động (trộm cắp...)
Công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia nhưng đang trong quá trình xây dựng có là đối tượng tác động của tội phạm này? Ví dụ: lặn xuống sông cưa trộm sắt làm trụ cầu Rạch Miễu (Bến Tre).
* Hành vi:
Phá hủy là hành vi cố ý làm mất giá trị sử dụng (hủy hoại) hoặc làm hư hỏng các công trình nêu trên. Đó có thể là hành vi phá phách, đập phá, hủy hoại làm cho công trình, phương tiện bị hư hỏng, không còn sử dụng được hoặc không còn tồn tại (bị mất đi một phần hoặc toàn bộ giá trị sử dụng).
* Hậu quả: khi có thiệt hại xảy ra tội phạm được coi là hoàn thành, bất kể mức độ thiệt hại là bao nhiêu (CTTPVC). Sự thiệt hại này có thể ở hai mức độ:
- Tài sản bị hư hỏng: Giá trị sử dụng của công trình bị thiệt hại ở mức độ có khả năng sửa chữa, khôi phục lại được.
- Tài sản bị hủy hoại: giá trị sử dụng của công trình bị thiệt hại ở mức độn không hoặc khó có khả năng khôi phục lại được.
* Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
Người phạm tội không có mục đích chống chính quyền. Nếu có mục đích chống chính quyền -> xử theo Điều 85.
10. * Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
a. Định nghĩa: Điều 242
Tội vi phạm quy định ve khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 BLHS, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Hành vi:
- Hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh: là hành vi khám, chữa bệnh trái với quy định của Nhà nước như:
+ Không có kiến thức về y khoa (tây y hoặc đông y), không có chuyên môn nghiệp vụ mà hành nghề khám, chữa bệnh.
+ Người đang trong thời gian bị Toà án tuyên cấm hành nghề khám, chưa bệnh;
+ Người có trình độ chuyên môn về y khoa nhưng khám, chữa bệnh không theo đúng chuyên ngành hoặc thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ của mình (khám bệnh trái chuyên khoa...).
+ Ngoài ra còn có một số hành vi khác vi phạm quy tắc nghề nghiệp như không thử phản ứng thuốc trước khi tiêm đối với một số loại thuốc bắt buộc phải thử phản ứng; Truyền máu, truyền huyết thanh cho bệnh nhân mà không trực tiếp theo dõi...
- Sản xuất thuốc trái phép: là pha chế thuốc không đúng quy cách, không đảm bảo chất lượng tối thiểu, định của Nhà nước; pha chế thuốc không đúng công thức, quy trình hoặc không theo sự phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bán thuốc, cấp phát thuốc trái phép: là hành vi bán thuốc không có bằng cấp; bán, cấp thuốc không đúng chủng loại, liều lượng, thuốc đã quá thời hạn sử dụng, đã hư hỏng...
- Làm các dịch vụ y tế khác trái phép: siêu âm, xét nghiệm khác, chụp X-quang...
Lưu ý: Nếu có hành vi phá thai trái phép: -> Điều 243.
Phá thai trái phép là hành vi lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ khi không có đủ các điều kiện về chuyên mộ hoặc pháp luật như: không có bằng cấp chuyên môn; có trình độ chuyên môn nhưng không được giao nhiệm vụ, hoặc đang trong thời gian bị cấm hành nghề, hoặc vi phạm các quy tắc nghề nghiệp khác. Hành vi phá thai trái phép được thực hiện ở bất cứ nơi nào (bệnh viện, nhà riêng...); có thể được hoặc không được sự đồng ý của nạn nhân.
* Loại CTTP:
- CTTP vật chất: Gây thiệt hại đến tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác.
- CTTP hình thức:
+ Đã bị xử lý kỷ luật
+ Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội đó.
* Lỗi:
- Vô ý: trong trường hợp gây thiệt hại đến tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác.
- Cố ý: trong trường hợp chưa gây hậu quả nhưng đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
* Chủ thể: thường.
11. *Tội gây rối trật tự công cộng.
a. Định nghĩa: Điều 245
Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm rối loạn hoạt động ở những nơi công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự công cộng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: xâm phạm trật tự ở nơi công cộng, vi phạm quy tắc, nếp sống văn minh, cản trở hoạt động lành mạnh, bình thường của những người khác ở nơi công cộng.
* Hành vi: gây rối ở nơi công cộng.
- Hành vi gây rối: được hiểu bằng lời nói hoặc việc làm (cử chỉ, hành động) thể hiện thái độ coi thường trật tự chung như:
+ Nói thô tục, la hét làm huyên náo nơi công cộng;
+ Hành hung người khác, càn rỡ xúc phạm đến nhiều người ở nơi công cộng.
+ Đập phá, làm ô uế các trang thiết bị tại nơi công cộng (tượng đài, công trình văn hóa...);
+ Lôi kéo, kích động người khác cùng gây rối...
- Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng là nơi mà các hoạt động chung thường diễn ra một cách thường xuyên như rạp hát, sân vận động, công viên, đường phố, bến xe, công sở, nơi dùng để mít-tinh, hội họp; hoặc diễn ra tùy thuộc vào từng hoạt động chính trị, xã hội cụ thể (mít-tinh, cổ động...).
Nếu có hành vi gấy rối nhưng không phải ở nơi công cộng (trong nhà riêng) thì không phạm tội này.
* Gây rối trật tự công cộng cấu thành tội phạm khi:
- Gây hậu quả nghiêm trọng:
Theo NQ số 02/2003/HDTP TANDTC, ngày 17.4.2003, hậu quả nghiêm trọng được hiểu là 1 trong các trường hợp sau:
Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức, kinh tế, tổ chức XH, đơn vị vũ trang nhân dân;
Thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10 triệu trở lên;
Chết người;
Người khác bị thương tích hoặc bị tổ hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật củâ mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
Người khác bị thương tích từ 21% đến 30% và còn bị thiệt hại về TS trị giá từ 5 tr trở lên;
Nhiều người bị thương, mỗi người tỷ lệ thương tật dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả từ 30% -> 40% và còn thiệt hại về TS trị giá từ 5 triệu đồng trở lên.
Ngoài hậu quả về người , của còn có thiệt hại phi vật chất. Loại hậu quả này được coi là nghiêm trọng tuỳ thuộc vào tững trường hợp cụ thể như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách củâ Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, trật tự an toàn XH…
- Hoặc đã bị xử phạt hành chính, hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án mà còn vi phạm.
* Lỗi cố ý.
* Chủ thể thường.
* Phân biệt gây rối trật tự công cộng với:
- Cố ý gây thương tích: nếu trong quá trình gây rối TTCC mà lại gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác thì có thể bị xử về tội cố ý gây thương tích.
- Hủy hoại tài sản:
Nếu trong quá trình thực hiện các hành vi trên mà gây thiệt hại cho tài sản của người khác từ 500.000 đồng trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 1430.
- Chống người thi hành công vụ:
+ Hành hung người can thiệp, bảo vệ trật tự công cộng: đánh lại người can ngăn, góp ý, thuyết phục người có hành vi gây rối trật tự công cộng nhằm bảo vệ trật tự chung -> Điều 245.
+ Hành hung người đang làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nơi công cộng như cảnh sát, người bảo vệ cơ quan, trật tự viên rạp hát, rạp chiếu phim... -> Điều 257 (Tội chống người thi hành công vụ).
12. *Tội hành nghe mê tín dị đoan.
a. Định nghĩa: khoản 1 Điều 247
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: xâm phạm trật tự công cộng, nếp sống văn minh, lành mạnh của xã hội; đồng thời có khả năng xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
* Hành vi: Hành nghề mê tín dị đoan là những hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác để trục lợi kiếm sống.
- Bói toán là hành vi đoán sự việc thuộc về quá khứ, hiện tại, tương lai của 1 người mà hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
- Đồng bóng là việc tổ chức cúng lễ cầu khấn để nghe thánh phán hoặc để gặp người đã khuất.
- Các hình thức mê tín khác như cúng trừ ma tà, chữa bệnh với cách thức mê tín…
* Loại CTTP:
- CTTP vật chất: Gây hậu quả nghiêm trọng: là gây thiệt hại đến tính mạng, SK, TS cho người khác… (có thiệt hại khác không?!).
- CTTP hình thức: chưa gây hậu quả nhưng đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội này mà còn vi phạm.
* Mặt chủ quan:
- Lỗi:
+ Vô ý: nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Cố ý: nếu chưa gây hậu quả nhưng đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội này mà còn vi phạm.
Nếu hành nghề mê tín dị đoan là một thủ đoạn để lừa bịp, chiếm đoạt tài sản của người khác -> phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139).
- Động cơ: tư lợi???!!! (Điều 247 không quy định).
* Chủ thể: thường.
* Phân biệt với giết người vì mê tín dị đoan.
13. *Tội đánh bạc
a. Định nghĩa: Điều 248
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: xâm phạm trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội; đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình người phạm tội.
* Đối tượng tác động: vật được dùng đánh bạc có thể là tiền, tài sản (đất đai, nhà cửa, ruộng vườn; vàng bạc; xe cộ hoặc các tài sản khác...).
* Hành vi: Đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật.
Đánh bạc: dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để giải quyết việc được thua trong các trò chơi. Hình thức đánh bạc đa dạng như đánh bài (tổ tôm, tam cúc, tiến lên...), cá độ, đoán chẵn lẻ, chọi chim, gà; đánh bạc với máy tính hoặc thông qua các tò chơi khác...
* Tiền hoặc vật dùng để đánh bạc gồm:
- Tiền hoặc vật thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc;
- Tiền hoặc vật thu giữ trong người con bạc và có căn cứ cho rằng tiền hoặc vật đó đã hoặc sẽ dùng để đánh bạc;
- Tiền hoặc vật thu giữ được ở nơi khác mà có căn cứ cho rằng đã hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.
* Hành vi đánh bạc chỉ cấu thành tội phạm khi:
- Vật đánh bạc có giá trị lớn (NQ02/HĐTP/2003 ngày 17.4.2003): có giá trị từ 1 triệu đồng trở lên.
- Hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội phạm theo Điều 248; 249.
14. * Tội tổ chức đánh bạc, tội gá bạc
a. Định nghĩa: Điều 249
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Hành vi:
- Tổ chức đánh bạc: là hành vi kích động, rủ rê, lôi kéo người khác tổ chức đánh bạc.
Nếu người tổ chức đánh bạc đồng thời là người trực tiếp tham gia đánh bạc thì họ có thể phải chịu TNHS về 2 tội.
- Gá bạc: là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc một địa điểm khác để chứa đám bạc (để việc đánh bạc được thực hiện).
Nếu người gá bạc đồng thời là người tổ chức đánh bạc và đánh bạc thì họ phải chịu TNHS về nhiều tội (3 tội).
* CTTP hình thức. Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được coi là phạm tội khi:
- Với “quy mô lớn”:
Số người tham gia đánh bạc từ 10 người trở lên hoặc cùng 1 lúc từ 2 chiếu bạc trở lên. Bình luận sự bất hợp lý.
Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc, có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc, khi đánh bạc, có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại để trợ giúp cho việc đánh bạc
Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc trong cùng một lúc có giá trị từ 10tr đồng trở lên
Chú ý: Người tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa đến mức “với quy mô lớn” nêu trên, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật trị giá từ 1tr đến dưới 10tr, tuy họ không phải chịu TN về tội tổ chức đánh bạc, gá bạc, nhưng họ chịu TN HS về đồng phạm tội đánh bạc.
(NQ02/HDTP/2003 ngày 17.4.2003).
- Hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội phạm theo Điều 248; 249.
15. *Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ TS do người khác phạm tội mà có
a. Định nghĩa: Điều 250
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: tài sản do người khác phạm tội mà có????
* Hành vi: Không hưa hẹn trước mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm tội mà có.
- Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có: cất giữ, giấu một cách trái phép tài sản mà biết rõ do người khác phạm tội mà có ở bất kỳ nơi nào mà người phạm tội có thể chi phối, kiểm soát được (trong nhà, ngoài vườn, trong cơ quan...).
- Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: là hành vi chuyển dịch tài sản đã bị chiếm đoạt sang người khác như trao đổi, bán lại, mua lại, tặng cho người thân của người đã chiếm đoạt theo yêu cầu của người chiếm đoạt tài sản.
* Lỗi: cố ý. Người phạm tội biết rõ tài sản này do người khác phạm tội mà có. Người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản này không có sự thỏa thuận, hứa hẹ trước với người phạm tội.
Nếu giữa họ có sự thỏa thuận về việc sẽ chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có -> hành vi giúp sức trong đồng phạm.
Hỏi: Nếu chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm pháp mà có thì sao? (khi người phạm tội chưa đủ tuổi chịu TNHS).
16. Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có
a. Định nghĩa: Điều 251
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: TS do phạm tội mà có.
* Hành vi: hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua thủ đoạn:
- Sử dụng các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng:
- Thực hiện các giao dịch khác: Sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác để che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó.
* Lỗi: cố ý (nhận thức rõ nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản).
* Chủ thể: người có tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có (buôn lậu, buôn bán ma túy, vũ khí; tham nhũng...), muốn hợp pháp hóa các tài sản này qua các thủ đoạn luật định
* Phân biệt Điều 250 với Điều 251
17. Tội dụ dỗ ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp
a. Định nghĩa: Điều 252
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: Người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi).
* Hành vi khách quan:
- Dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp: xúi giục, mua chuộc, rủ rê, kích động, hứa hẹn... nhằm lôi kéo hoặc thúc đẩy người chưa thành niên hoạt động phạm tội hoặc sống sa đọa (hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, nhân cách, lối sống như bỏ nhà đi lang thang, nghiện rượu, ma túy...).
- Ep buộc người chưa thành niên phạm pháp: đe dọa hoặc dùng thủ đoạn khác để khống chế tư tưởng người chưa thành niên, buộc họ phải phạm tội hoặc sống sa đọa.
- Chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp: cho người chưa thành niên thuê hoặc ở nhờ để có điều kiện thuận lợi cho haọt động phạm tội, sống sa đọa hay thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Trong tội phạm này luật định “người chưa thành niên phạm pháp” chứ không phải “phạm tội”.
* Lỗi: cố ý.
* Chủ the: Người đã thành niên.
18. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
- Khách thể:
- Đối tượng tác động: văn hóa phẩm “đồi trụy” là văn hóa phẩm có nội dung trụy lạc và suy đồi, thấp hèn, xấu xa như khiêu dâm,
- Hành vi phạm tội:
+ Làm ra: tạo ra hoặc sản xuất ra các vật phẩm văn hóa có nội dung khiêu dâm như viết sách báo có nội dung kích dục, vẽ tranh, chụp ảnh có nội dung trụy lạc, suy đồi.
+ Sao chép: chép lại, chụp lại, photo... các sách, báo, tranh ảnh... có nội dung khiêu dâm; ghi âm, ghi hình lại các băng, đĩa nhạc, film có nội dung khiêu dâm...
+ Lưu hành: là hành vi cho người khác xem, nghe, mượn, thuê các sản phẩm văn hóa có nội dung đồi trụy.
+ Vận chuyển:
+ Mua bán
+ Tàng trữ
+ Hành vi khác: dịch, tóm tắt, trích đoạn; thuyết minh, lồng tiếng (cho film)... các sản phẩm văn hóa đồi trụy.
- Lỗi cố ý.
- Chủ thể thường.
19. *Tội chứa mại dâm
- Khách thể:
- Hành vi chứa mại dâm:
+ Cho mượn hoặc cho thuê địa điểm để thực hiện hoạt động mua – bán dâm.
+ Cho gái bán dâm ở trong nhà, khách sạn, nhà hàng, tiệm uốn tóc, massage, karaoke... dưới danh nghĩa là người giúp việc, nhân viên phục vụ để thực hiện hành vi mua – bán dâm.
+ ...
- Lỗi cố ý.
- Chủ thể thường.
20. *Tội môi giới mại dâm
- Khách thể: xâm phạm TTCC; đồng thời xâm phạm đạo đức, nếp sống văn minh và thuần phong mỹ tục của Dân tộc.
- Hành vi: Môi gới mại dâm là hành vi làm trung gian cho hoạt động mua bán dâm. Họ có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của các bên mà có hành vi tạo điều kiện cho người có nhu cầu mua dân và người có nhu cầu bán dâm gặp gỡ, trao đổi, thỏa thuận về giá cả, thời gian, địa điểm ma – bán dâm.
- Lỗi cố ý.
- Chủ thể thường.
21. *Tội mua dâm người chưa thành niên
a. Định nghĩa: Đ 256
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: xâm phạm đến trật tự công cộng và sự phát triển bình thường về thể chất, tâm lý, tình dục của người chưa thành niên.
* Đối tượng tác động: người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; có thể là nữ hoặc nam (nếu dưới 13 tuổi -> hiếp dâm trẻ em; nhưng nếu người dưới 13 tuổi là nam giới -> người mua dâm phạm tội gì?).
“Người chưa thành niên” là đặc điểm của đối tượng tác động nên không cần biết người phạm tội nhận thức được đó là người chưa thành niên hay không. (Giới thiệu quan điểm khác nhau về vấn đề này và một số vụ án thực tế).
* Hành vi: Dùng tiền bạc hoặc các lợi ích vật chất trả cho người chưa thành niên để thực hiện hành vi giao cấu với người đó.
Thủ đoạn phạm tội: dụ dỗ, hứa hẹn hoặc lợi dụng những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khác về kinh tế, tinh thần của người chưa thành niên... để thực hiện hành vi giao cấu. Đây không phải là dấu hiệu định tội.
* Lỗi : cố ý.
* Chủ thể: người đã thành niên.
KHÁI NIỆM CHUNG
1.Định nghĩa
Theo Đại từ điển Tiếng Việt:
- An toàn: yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.
- Trật tự: tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật.
- Công cộng: Thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
Khu vực công cộng bao gồm: công viên, khu vui chơi, giải trí, khu nghỉ mát, khu du lịch; chợ, siêu thị, khu thương mại; bến xe, nhà ga, bến tàu, bến phà, bến cảng, phương tiện vận tải công cộng, các điểm chờ xe buýt; các điểm dịch vụ điện thoại công cộng; sân chơi của trẻ em, sân thi đấu thể thao; nơi làm việc, trường học, bệnh viện; các khu di tích lịch sử, các khu lăng miếu, đền thờ và những địa điểm công cộng khép kín và có mái che khác…
+ An toàn công cộng là sự an toàn trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong lao động, an toàn ở những nơi đông người, an toàn trong xây dựng, quản lí vũ khí, phương tiện kĩ thuật, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, trong phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, trong các hoạt động về y tế, vệ sinh thực phẩm.
+ Trật tự công cộng có nội hàm rộng, tất cả những gì thuộc về trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung đều là trật tự công cộng. Những hành vi thực hiện trong khuôn viên nhà riêng hoặc ở những nơi khác không phải là nơi công cộng, nhưng làm ảnh hưởng xấu đến trật tự chung, an toàn chung, mỹ quan chung là xâm phạm đến trật tự công cộng.
Trật tự nơi công cộng chỉ là một bộ phận của trật tự công cộng nói chung; trật tự nơi công cộng là trật tự ở những nơi thuộc về sở hữu chung của toàn xã hội, nơi sử dụng chung cho mọi người. Nói một cách đầy đủ, đó là trật tự xã hội và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
-------> An toàn công cộng, trật tự công cộng là hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật và các nội quy, quy tắc về trật tự chung, an toàn chung, mà đòi hỏi mọi thành viên của xã hội phải tuân theo những quy định chung đó nhằm đảm bảo cho cuộc sống, lao động, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội.
------> Các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, cố ý hoặc vô ý xâm hại an toàn, trật tự trong các lĩnh vực giao thông vận tải, lao động sản xuất, hoạt động xây dựng, quản lý chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, phòng cháy, vệ sinh thực phẩm, hoạt động y tế, bảo vệ môi trường, trật tự xã hội và trật tư pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Theo nghĩa rộng: Trật tự công cộng và an toàn công cộng là trật tự, an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân tại khu vực sinh hoạt đông người.
2. Các đặc trưng chung
a. Khách thể loại:
* Quan hệ xã hội bị xâm hại: Trật tự, an toàn công cộng
Các tội trong chương này đều xâm phạm đến trật tự, an toàn chung của xã hội. Ngoài ra, nhiều tội phạm trong chương này còn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Lý do:
* Đối tượng tác động:
- Phương tiện GT không đảm bảo an toàn;
- Người không đủ điều kiện điều khiển PTGTVT;
- Tàu bay, tàu thủy;
- Chương trình vi rút tin học;...
- Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; vũ khí thô sơ;
- Công cụ hỗ trợ;
- Vật liệu nổ;
- Chất phóng xạ; Chất cháy, chất độc;
- Công trình, phương tiện quan trọng về ANQG;
- Tài sản do phạm tội mà có;
- Văn hóa phẩm đồi trụy.
…
Biểu hiện khách quan của nhóm tội:
* Loại cấu thành tội phạm:
Cần xem lại các TP có CTVC và CTHT: Đ 207, 247...
- CTTP vật chất:
+ Mô hình 1: Cấu thành vật chất mà dấu hiệu hậu quả chỉ có ý nghĩa xác định tội phạm hoàn thành (Điều 231 BLHS);
+ Mô hình 2: Cấu thành vật chất mà dấu hiệu hậu quả là cơ sở để xác định có phạm tội hay không chiếm phần lớn các điều luật: Điều 202 - 205; 207 - 215; 217; 220; 224 - 229; 234; 235; 239 - 245; 247.
Lý do:
Tính nguy hiểm của các hành vi trong nhóm này chỉ thực sự nguy hiểm khi nó kèm theo những hậu quả nghiêm trọng.
Thiệt hại của nhóm TP này thường là thiệt hại vật chất về người và tài sản.
- Cấu thành hình thức: Điều 206; 216; 218; 219; 221; 222, 223; 230; 232; 233; 236; 237; 238; 246; 248 - 256.
- Một số tội có Cấu thành phụ: là cấu thành chỉ trường hợp tuy hậu quả luật định chưa xảy ra nhưng đã xuất hiện tình trạng nguy hiểm thực sự cho xã hội nếu không được ngăn chặn kịp thời nên buộc phải xử lý hình sự (khoản 4 các điều: 202, 203; 208, 209, 212, 213, 217, 227, 234, 240, 241…).
Có 2 quan điểm khác nhau về cấu thành phụ này:
+ Tình trạng nguy hiểm không phải là hậu quả của tội phạm -> Coi cấu thành phụ này là cấu thành hình thức.
+ Tình trạng nguy hiểm cũng là một dạng thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho xã hội, là một dạng hậu quả của tội phạm -> Coi cấu thành phụ này là cấu thành vật chất.
* Hành vi khách quan:
- Hành vi xâm phạm an toàn công cộng:
+ Hành vi xâm phạm an toàn giao thông vận tải (Điều 202 - 223);
+ Hành vi xâm hại an toàn thông tin (Điều 224 - 226);
+ Hành vi xâm hại an toàn chung trong các lĩnh vực cụ thể (Điều 227 - 244);
- Hành vi xâm hại trật tự công cộng (Điều 245 -> 256).
* Hậu quả của tội phạm:
- Thiệt hại về thể chất:
- Thiệt hại về vật chất
- Thiệt hại phi vật chất
- Nguy cơ thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
# Nghị quyết 02/2003/ NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 hướng dẫn về hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đối với tội Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS). Tuy nhiên cũng có thể áp dụng hướng dẫn này cho các dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng ở các tội phạm liên quan đến an toàn giao thông khác và tội gây rối trật tự công cộng.
Hậu quả
LOẠI THIỆT HẠI
Chết người
Tỷ lệ thương tật
Thương tật + Tài sản
Tài sản
Nghiêm trọng (khoản 1)
- 1 người
- Cho 1 – 2 người, 31%/người;
- Nhiều người, <31%/người, Tổng: 41% - 100%.
- Cho 1 người từ 21% đến 30% + Thiệt hại tài sản từ 30tr - < 50tr đồng.
- Cho nhiều người, <21%/người, Tổng: 30 – 40% + Tài sản: 30 – 50tr.
- 50tr - < 500tr đồng.
Rất nghiêm trọng (khoản 2)
- Chết 2 người trở lên;
- Cho 3 - 4 người, từ 31% trở lên/người;
- Nhiều người, Tổng: từ 101% - 200%..
- Chết 1 người và thêm thiệt hại khác như K1;
- Cho 1 – 2 người, 31%/ người trở lên và thêm thiệt hại khác như K1.
- 500tr – <1.5 tỷ đồng
Đặc biệt nghiêm trọng (K.3)
- Chết 3 người trở lên
- Cho 5 người trở lên, 31%/ người trở lên.
- Cho nhiều người, Tổng >200%.
- Chết 2 người và thêm 1 thiệt hại khác như K1.
- Chết 1 người và thêm 1 thiệt hại khác như K2.
- Cho 3 – 4 người, 31%/ người trở lên + Tài sản: 500tr – <1.5 tỷ.
1,5 tỷ đồng trở lên
c. Mặt chủ quan
Lỗi cố ý
Lỗi vô ý
d. Chủ thể
Chủ thể thường
Chủ thể đặc biệt
MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ
Nguyễn Quốc V điều khiển xe Super Dream (100 cm3) không có giấy phép lái xe trên đoạn đường Quốc lộ 1A từ thị trấn Tứ Hạ về thị trấn Phú Bài. V đi đúng tốc độ cho phép, đúng phần đường. Khi đến km số 720, thì B đi xe hon đa ngược chiều đã đâm vào xe V. Hậu quả B chết tại chỗ, V bị thương nhẹ. Nguyên nhân của vụ tai nạn xác định được do B lái xe trong tình trạng say, chạy quá tốc độ cho phép 75%, và một phần do V không có bằng lái. B và V đều có lỗi đối với 3 nguyên nhân này.
*Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
a. Định nghĩa: khoản 1 Điều 202 BLHS
Tội vi phạm quy định ve điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: là phương tiện giao thông đường bộ. Theo Điều 3 luật GTĐB, phương tiện giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật…;
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm các loại xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Xe máy chuyên dùng: gồm xe máy thi công (máy xúc, máy san ủi, xe lu, xe cẩu…); xe máy nông nghiệp (máy cày, máy cấy, công nông, máy gặt…); lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ.
Phương tiện giao thông đường bộ là đối tượng tác động của TP hay là phương tiện phạm tội (vật được sử dụng vào việc PT)? Nếu xuất phát từ định nghĩa: Đối tượng tác động của TP là một bộ phận của khách thể, khi hành vi phạm tội xâm phạm đến đối tượng tác động sẽ gây thiệt hai hoặt đe dọa gây thiệt hại cho khách thể thì đối tượng tác động của TP này phải là người tham gia giao thông đường bộ và/hoặc tài sản của họ.
* Hành vi: Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về ATGT.
- Điều khiển PTGT nói chung: là hành vi lái các phương tiện giao thông hoặc điều khiển các tín hiệu điều hành phương tiện như điều khiển tín hiệu cho tàu ra vào sân ga, gác ghi, tín hiệu cho máy bay cất cánh, hạ cánh (Điều 202, 208, 212, 216).
- Điều khiển phương tiện GTĐB: là hành vi trực tiếp thực hiện chức năng lái các phương tiện GTĐB khi nó đang chuyển động. (Có ý kiến cho rằng điều khiển phương tiện giao thông đường bộ còn gồm cả hành vi chỉ huy, hướng dẫn lái trong khi dạy học sinh lái xe; điều khiển phương tiện GTVT do động cơ khác kéo đi).
- Cơ sở pháp lý để xác định hành vi vi phạm là Luật giao thông đường bộ năm 2001 và Nghị định 146/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
* Hậu quả: “hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu bắt buộc để định tội (Mô hình 1). Hậu quả nghiêm trọng của tội phạm là:
- Thiệt hại về tính mạng: Làm chết 1 người.
- Thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe: Gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe đối với 1 người từ 31% trở lên; hoặc gây thương tích hoặc tổn hại vếnức khỏe đối với nhiều người, mỗi người tỷ lệ thương tật dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật từ 41% trở lên;
- Thiệt hại về tài sản: 50 triệu trở lên;
- Gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe đối với 1 người từ 21% đến 30% và còn gây thiệt về tài sản từ 30 triệu đồng trở lên.
# Biệt lệ:
Khoản 4 Điều 202 quy định: Vi phạm quy định về an toàn GTĐB mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì cũng phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB. Đây là CTTP bổ sung của Điều 202 và “khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là một loại hậu quả của tội phạm (tình trạng nguy hiểm).
Khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là việc thực hiện một hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, nếu không được ngăn chặn và phát hiện kịp thời thì nhất định hậu quả đặc biệt nghiêm trọng sẽ xảy ra. Đây là khả năng “thực tế”, rõ ràng và tất yếu chứ không phải do suy đoán, chủ quan hay do tưởng tượng.
* Lỗi: vô ý. Nếu người phạm tội sử dụng phương tiện giao thông để giết người cố ý gây thương tích thì không phạm tội theo Điều 202, mà phạm tội giết người theo Điều 93 BLHS.
* Chủ thể: Người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông GTĐB.
Chủ thể của tội phạm: Là người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông, đường bộ, trong đó bao gồm cả người trực tiếp điều khiển các phương tiện thô sơ đường bộ.
Tuy nhiên, qua công tác đấu tranh phòng, chống TNGT trong thời gian qua cho thấy, chưa có trường hợp nào mà người điều khiển ph*ương tiện thô sơ gây tai nạn lại bị truy cứu TNHS theo Điều 202. Trên thực tế đã xảy ra những vụ tai nạn giao thông giữa xe máy với xe đạp nhưng nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân chính lại do người xe đạp gây ra mà hậu quả là người đi xe máy chết. Trường hợp này nếu không xử lý hình sự với người đi xe đạp thì rõ ràng là bỏ lọt tội. Chính từ thực tế đó, dẫn đến trong xã hội, ngay cả với một số không nhiều người tiến hành tố tụng quan niệm cho rằng, các trường hợp tai nạn giao thông xảy ra thì lỗi trư*ớc hết là do người điều khiển ph*ương tiện giao thông cơ giới với phân khối lớn hơn, sau đó là người điều khiển phư*ơng tiện thô sơ, cuối cùng mới là do người đi bộ. Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp làm thay đổi nhận thức về vấn đề này của mọi công dân về TNHS đối với các trường hợp người điều khiển xe thô sơ gây tai nạn. Qua đó mới có thể góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thông đối với người điều khiển phương tiện thô sơ và người sử dụng thiết bị chuyên dùng lưu thông trên đường bộ. Đòng thời, mới đảm bảo việc xử lý các vụ TNGT được khách quan, chính xác, hạn chế tình trạng bỏ lọt tội, hoặc làm oan người vô tội.
c. Đường lối xử lý:
Một số tình tiết định khung tăng nặng:
- Không có giấy phép hoặc không có bằng lái theo quy định: là trường hợp người phạm tội điều khiển phương tiện GTĐB, theo quy định là phải có giấy phép hoặc bằng lái xe, song họ lại không có hoặc có nhưng đã hết hạn, giấy phép không phù hợp với hạng xe điều khiển, giấy phép giả mạo, gấy phép cấp không đúng thẩm quyền, giấy phép bị tịch thu…
- Phạm tội trong khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích mạnh khác:
“Say” là trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của rượu, bia hay các chất kích thích khác. Trong thực tế chúng ta rất khó xác định tình trạng “say” của một người vì người phạm tội luôn cho rằng mình tính táo. Để có cơ sở khoa học, công bằng và chính xác, chúng ta nên quy định rõ: “Người phạm tội sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác quá nồng độ quy định” như: Say rượu, bia: có nồng độ cồn trong máu là 80mg/100ml máu hoặc 40mg/1 lít khí thở; hoặc dùng chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng: ma túy… (khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông Đường bộ).
- Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn: là trường hợp người điều khiển phương tiên sau khi gây tai nạn đã cố tình bỏ mặc người bị nạn nhằm chạy trốn, lẩn tránh trách nhiệm hoặc bỏ mặc không cứu giúp người bị nạn mà lẽ ra họ phải cứu giúp để khắc phục hậu quả do họ gây ra.
Nếu sau khi gây tai nạn, người phạm tội cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc bị đe dọa đến tính mạng của mình nên đã tạm thời lánh đi chỗ khác, nhưng phải đến trình báo với cơ quan công an nơi gần nhất thì không bị coi là “gây tai nạn rồi bỏ chạy” (Điểm b khoản 1 Điều 36 luật Giao thông Đường bộ).
Nếu người phạm tội cố ý không cứu giúp người bị nạn thì áp dụng điểm c khoản 2 Điều 202 mà không áp dụng điểm b khoản 2 Điều 102. Lý do:
- Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông:
2. Tội cản trở giao thông đường bộ
a. Định nghĩa: Khoản 1 Điều 203.
Tội cản trở giao thông đường bộ là hành vi cản trở giao thông gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, hoặc có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
b. Các dấu hiệu pháp lý
- Hành vi cản trở giao thông nói chung: là hành vi làm cho giao thông bị đình trệ, không lưu thông, hoạt động bình thường.
Các lĩnh vực giao thông bị cản trở có thể là trong đường bộ (Điều 203), đường sắt (Điều 209), đường thuỷ (Điều 213), đường không (Điều 217).
- Hành vi cản trở giao thông đường bộ bao gồm:
+ Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ (như đường, cầu, cống, hầm, vỉa hè…);
+ Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ (như phơi nông sản trên đường bộ, để vật liệu xây dựng hoặc bất cứ vật gì khác trên đường bộ…)
+ Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệc, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ (như biển báo, cọc tiêu…)
+ Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
+ Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường: làm mái che trên vỉa hè, đường đô thị; đặt biển hiệu, biển quảng cáo, buôn bán vặt, sửa chữa xe máy, xe đạp trên vỉa hè, dưới lòng đường gây cản trở giao thông đường bộ.
+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ: như xây nhà trái phép, họp chợ làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ công trình đường bộ, gây mất an toàn giao thông đường bộ.
+ Vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;
+ Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ (người đi bộ băng ngang qua đường trái luật giao thông, gây tai nạn cho người khác…).
- Công trình giao thông đường bộ gồm: đường, cầu, cống, hầm, vỉa hè, đường đô thị, bến phà, bến xe, hệ thống thoát nước, cọc tiêu, biển báo, nơi dùng xe, bãi đậu xe, các công trình phụ trợ khác.
- Hậu quả:
+ Gây thiệt hại cho tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản (có thể áp dụng NQ số 02 HĐTP TATC 17/4/2003).
+ Có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đac biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
- Lỗi: Vô ý. Nếu cố tình đặt chướng ngại vật trên đường giao thông (đặt bẫy) nhằm gây chết người thì phạm tội giết người.
- Chủ thể: thường.
3. *Tội đưa vào sử dụng các phương tiện GTĐB không bảo đảm an toàn
a. Định nghĩa: Khoản 1 Điều 204
Là hành vi của người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: là sự hoạt động an toàn về mặt kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường bộ và sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ.
Đối tượng tác động: phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật là những phương tiện có những hỏng hóc về mặt kỹ thuật mà một người có trình độ chuyên môn bình thường có thể nhận thức được; hoặc phương tiện GTĐB thiếu những bộ phân cần thiết để đảm bảo an toàn (khong có thắng, không có đèn...).
Đó là các phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ nhưng không đủ các điều kiện theo quy định của Luật giao thông đường bộ (Chương IV, điều 48 – 52). Đó là các điều kiện về: hệ thống hãm, hệ thống chuyển hướng, tay lái của xe ô tô ở bên trái, đèn (chiếu sáng gần và xa, soi biển số, báo hãm, tín hiệu), kính chắn gió, bánh lốp đúng kích cỡ và tiêu chuẩn kỹ thuật, còi với âm lượng đúng tiêu chuẩn, giảm thánh, giảm khói, kết cấu khác...
* Hành vi: Đưa vào sử dụng các phương tiện GTĐB không bảo đảm an toàn
- Hành vi điều động các phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn.
- Cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết.
* Hậu quả: Gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng ve sức khỏe, ve tài sản. Hậu quả trên là do các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn trực tiếp gây ra.
* Lỗi: Vô ý
* Chủ thể:
- Người có trách nhiệm trong việc điều động phương tiện giao thông như: giám đốc công ty vận tải, trưởng phòng điều độ…
- Người có trách nhiệm ve tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông khi cho phép phương tiện đó đi vào sử dụng: người đứng đầu cơ quan kiểm định, người trực tiếp thực hiện việc kiểm định đối với xe tham gia giao thông đường bộ.
4. *Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển PTGTĐB
a. Định nghĩa: Điều 205
Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển PTGTĐB là hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các đkiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: người không đủ điều kiện điều khiển PTGTĐB. Đó là người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các PTGTĐB theo quy định tại điểm 7, 8, 9 Điều 8 (sử dụng ma túy, nồng độ cồn) và Chương V (Điều 53 – 58) - Luật Giao thông đường bộ.
* Hành vi: Đưa vào sử dụng các phương tiện GTĐB không bảo đảm an toàn
- Hành vi điều động người không đủ điều kiện điều khiển PTGTĐB: thường xuất phát từ quan hệ công tác, quản lý, điều hành.
- Hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển PTGTĐB: xuất phát từ quan hệ thông thường. Như cha mẹ, người thân giao cho trẻ chưa đủ 18 tuổi đi xe máy từ 50cc trở lên, xe ô tô?
* Hậu quả: Gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng ve sức khỏe, ve tài sản.
* Lỗi: Vô ý
* Chủ thể:
- Người có trách nhiệm trong việc điều động lái xe.
- Có trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý và điều khiển PTGTĐB.
4. *Tội tổ chức đua xe trái phép
a. Định nghĩa: Điều 206
Tội tổ chức đua xe trái phép là hành vi tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: trật tự, an toàn công cộng, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
* Hành vi : tổ chức đua xe trái phép là hành vi đua xe mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Đó có thể là hành vi:
- Vạch kế hoạch, tổ chức đua xe;
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác tham gia đua xe;
- Kêu gọi người khác góp tiền tham gia đua xe;
- Tổ chức mạng lưới canh gác, bảo vệ, giám sát cuộc đua; chống lại dân phòng, công an...
- Cung cấp phương tiện cho người đua xe...
* Phương tiện phạm tội: xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ. Việc tổ chức đua xe thô sơ trái phép chỉ là vi phạm hành chính (xích lô, xe đạp...).
* CTTP hình thức (hậu quả không phải là dấu hiệu định tội).
* Lỗi: Cố ý trực tiếp
5. *Tội đua xe trái phép
a. Định nghĩa: Điều 207
Tội đua xe trái phép là hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Hành vi đua xe trái phép: là hành vi trực tiếp tham gia vào cuộc đua xe bất hợp pháp như trực tiếp điều khiển phương tiện đua trên các tuyến đường giao thông công cộng. Trên một phương tiện đua có thể do một hay nhiều người cùng trực tiếp điều khiển.
Gợi ý suy nghĩ:
- Nếu người ngồi sau không điều khiển mà hô hào, cổ vũ cho người trực tiếp điều khiển: Có phạm tội không?
- Nếu không trực tiếp điều khiển phương tiện đua xe nhưng có hành vi cá cược, chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép thì phạm tội nào?
+ Giáo trình Luật HN: Tội đua xe trái phép (không hợp lý).
+ Phạm tội đánh bạc (cá cược); gây rối trật tự công cộng hoặc chống người thi hành công vụ (nếu đủ điều kiện).
- Nếu đua xe đạp điện nhưng thỏa thuận với nhau trong quá trình đua xe không sử dụng động cơ, mà đạp?
* Phương tiện phạm tội: ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.
* Loại CTTP:
- CTTP vật chất: khi người phạm tội gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác.
+ Thiệt hại về sức khỏe: 11% (hay 31%) trở lên? (TTLT 01/1995 hay NQ 02/2003?).
+ Thiệt hại về tài sản: trị giá50 triệu đồng trở lên?
+ Chết người.
- CTTP hình thức: khi người phạm tội đua xe trái phép mặc dù không gây hậu quả nhưng:
+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi đua xe trái phép mà còn vi phạm; hoặc
+ Đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về hành vi đua xe trái phép mà còn vi phạm.
* Lỗi:
- Lỗi vô ý (cố ý đối với hành vi đua xe trái phép và vô ý đối với hậu quả: hỗn hợp lỗi): nếu người phạm tội gây thiệt hại cho sức khoe, tài sản của người khác.
- Lỗi cố ý trực tiếp: nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
* Lưu ý: Người phạm tội theo điểm a khỏan 2 Điều 207 BLHS thì không bị truy cứu TNHS theo Điều 202 BLHS (Nghị quyết 02/2003/TANDTC).
6. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221)
a. Định nghĩa:
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động:
- Tàu bay - phương tiện bay.
- Tàu thủy - phương tiện giao thông trên đường sông, đường biển có động cơ và có trọng tải lớn.
* Hành vi: chiếm đoạt máy bay tàu thủy với thủ đoạn dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác như dùng vũ lực, khống chế người quản lý để chiếm đoạt, trộm cắp… Các hình thức chiếm đoạt không có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, chỉ là cơ sở phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội có thể tự mình điều khiển máy bay, tàu thủy hoặc cưỡng ép nhân viên điều khiển máy bay, tàu thủy. Hành vi phạm tội có thể thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam (Công ước Montrian…).
* Tội phạm được coi là hoàn thành khi người PT thực hiện một trong các thủ đoạn để chiếm đoạt máy bay, tàu thủy.
7. Tội vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người
a. Định nghĩa: Điều 227
Là hành vi vi phạm các quy định ve an toàn lao động, vệ sinh lao động, ve an toàn ở những nơi đông người gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, hoặc có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: An toàn trong lĩnh vực lao động và những nơi đông người.
* Hành vi: Vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn ở những nơi đông người
- Có trách nhiệm mà không chỉ đạo việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, về an toàn ở những nơi đông người (không triển khai học tập quy định ATLĐ cho công nhân trước khi xuống nơi lao động, đưa vào sử dụng các trang thiết bị lao động, sản xuất không bảo đảm an toàn, không cấp hoặc cấp không đúng tiêu chuẩn phương tiện bảo hộ lao động).
- Không thực hiện các quy định trên trong hoạt động lao động, sản xuất. (Quy định về ATLĐ, quy trình về vệ sinh lao động, vi phạm các điều kiện an toàn chung ở những nơi đông người).
* Hậu quả:
- Gây thiệt hại đến tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
- K4 Đ 227: Khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời: là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tất yếu sẽ xảy ra, nếu không được ngăn chặn kịp thời.
* Lỗi: vô ý
* Chủ thể:
- Người có trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện các quy định an toàn lao động, an toàn ở những nơi đông người.
- Người trực tiếp thực hiện các quy định trên: công nhân trong quá trình lao động, sản xuất; nhân viên giám sát an toàn ở những nơi đông người (các trò chơi giải trí cảm giác mạnh).
8. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
a. Định nghĩa: Điều 230 khoản 1
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: An toàn công cộng trong hoạt động quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
* Đối tượng tác động: vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Văn bản:
+ Nghị quyết 04/1986/HĐTP TANDTC;
+ Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm Nghị định 47/1996/CP;
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: An toàn công cộng trong hoạt động quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
* Đối tượng tác động: vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Văn bản:
+ Nghị quyết 04/1986/HĐTP TANDTC;
+ Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm Nghị định 47/1996/CP;
- Vũ khí quân dụng: bao gồm các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh, các loại pháo dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hóa chất độc và nguồn phóng xạ, các loại đạn, bom mìn lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoạ cụ và vũ khí khác... -> dùng cho mục đích quốc phòng an ninh.
- Phương tiện kỹ thuật quân sự: trang thiết bị quân sự chuyên dùng như ra-đa các loại, xe máy đặc chủng các loại, xe, máy điện khí, công trình xa chuyên dùng quân sự, xe kéo pháo… -> trang bị để phục vụ chiến đấu và chiến đấu (NQ04/86).
* Phân biệt:
- Vũ khí quân dụng với vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, các loại súng thể thao, súng săn
+ Vũ khí thô sơ: Vũ khí quân dụng thô sơ mhư mã tấu, dao găm, kiếm, giáo mác, quả đấm bằng kim loại, cung, nỏ côn các loại... là đối tượng tác động của Điều 233.
+ Công cụ hỗ trợ: các loại roi cao su, roi điện, gậy điện, găng tay điện, lựu đạn cay, súng bắn cay, ngạt, độc, gây mê, bình xịt hơi cay, ngạt độc, gây mê. Súng bắn đạn nhựa, cao su, súng bắn laze, súng bắn đinh, súng bắn từ trường, và các loại công cụ hỗ khác... là đối tượng tác động của Điều 233.
+ Các loại súng thể thao quốc phòng, súng săn.
- Vũ khí quân dụng với vật liệu nổ:
Vật liệu nổ là chất có khả năng gây nên một phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiều nhiệt và ánh sáng, đồng thời sinh khí và tạo ra tiếng nổ như kíp mìn, các loại thuốc nổ, dây nổ, dây cháy chậm, thuốc phóng…
+ Nếu vật liệu nổ dùng cho mục đích quốc phòng an ninh (Điều 230);
+ Nếu dùng cho mục đích dân sự (xây dựng, khai thác mỏ...) -> Điều 232.
- Vũ khí quân dụng với chất phóng xạ, chất cháy, chất độc:
+ Chất phóng xạ: là chất gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố có khả năng phát ra các chùm tia An-pha, Bê-ta, Gam-ma… Tác hại đặc trưng của chất phóng xạ là gây nhiễm xạ cùng với di chứng gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến những tổ chức, cơ quan của cơ thể và làm đột biến di truyền (TTLN số 01 ngày 7/1/95 TATC,VKSTC,BNV ) -> Điều 236.
+ Chất cháy: là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ô xy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của yếi tố khác và những chất dễ tư bốc cháy ở nhiệt độ không cao như diêm tiêu( Ka li ni trat), phốtpho, thuốc đạn... -> Điều 238.
+ Chất độc: là những chất có độc tính rất cao và rất có hại đối với tính mạng, sức khỏe và tính mạng của con người nếu bị nhiễm phải một liều lượng nào đó. Đây là những loại thuốc độc được quy định tại bảng A như Aconitin và các muối của nó, các loại muối thủy ngân… -> Điều 238.
- Phương tiện kỹ thuật quân sự với các loại tài sản thông thường trang bị cho quân đội.
* Hành vi:
- Chế tạo trái phép: làm ra, gia công hay lắp ráp các chi tiết của vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
- Tàng trữ tráp phép: là người không được phép cất giữ các đối tượng trên mà đã có hành vi đó. Địa điểm cất giữ không có ý nghiã trong việc xác định tội phạm.
- Vận chuyển trái phép: là việc di chuyển các đối tượng trên từ địa điểm này sang địa điểm khác.
- Sử dụng trái phép: người không được phép sử dụng vũ khí quân dụng mà có hành vi đó hoặc tuy được phép sử dụng nhưng đã sử dụng vũ khí quân dụng để phạm 1 tội khác (TTLN 02/ 95).
- Mua bán trái phép: Mua hoặc bán vũ khí quân dụng , phương tiện kỹ thuật quân sự một cách trái phép.( loại trừ t/h thanh lý)
- Chiếm đoạt là hành vi chuyển các đối tượng trên trong việc chiếm hữu bất hợp pháp dưới bất kỳ hình thức nào (dũng vũ lực hoặc các thủ đoạn chiếm đoạt khác).
* Lỗi: Cố ý
9. Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về ANQG
a. Định nghĩa: Điều 231
Là hành vi phá hủy công trình hoặc phương tiện GTVT, thông tin liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: là các công trình, phương tiện quan trọng về ANQG. Bao gồm:
- Công trình, phương tiện quan trọng về giao thông vận tải: như các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không (sân bay, nhà ga, cầu phà, máy bay, tàu lửa…)
- Công trình, phương tiện thông tin liên lạc: mọi công trình, thiết bị, máy móc thuộc hệ thống thông tin hữu tuyến và vô tuyến như các trạm thu phát sóng, đường dây thông tin liên lạc, cáp điện thoại, internet... (liên quan đến hệ thống thông tin nội bộ thì không thuộc đối tượng của tội phạm này).
- Hệ thống phát và tải điện: gồm các công trình, thiết bị máy móc thuộc hệ thống phát điện và tải điện.
- Hệ thống dẫn chất đốt: đường ống dẫn khí, dẫn dầu...
- Công trình thủy lợi: hệ thống đê điều, thiết bị máy móc, công trình trị thủy, thủy nông.
- Các công trình khác về an ninh, quốc phòng, khoa học kỹ thuật: các trung tâm nghiên cứu quốc gia, trung tâm văn hóa quốc gia như Viện nguyên tử hạt nhân Đà Lạt, Viện Bảo tàng Dân tộc học, Viện bảo tàng Hồ Chí Minh...
# Lưu ý: Đối với các công trình, phương tiện về giao thông, thông tin liên lạc, thủy lợi, dẫn chất đốt, tải điện... trong phạm vi 1 gia đình hoặc một nhóm cư dân, không mang ý nghĩa quốc gia thì không phải là đối tượng tác động của tội phạm này (như một số hộ nông dân mua chặn suối làm thủy lợi, lắp đặt máy phát điện; hệ thống bioga của một số hộ gia đình, hệ thống dẫn chất đốt trong một chung cư...)
# Ý nghĩa:
+ Xác định đúng đối tượng tác động của tội này có ý nghiã quan trọng trong việc định tội danh (phân biệt Điều 143 với 231 – hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản),
+ Phân biệt tội này với các tội chiếm đoạt khác thông qua đối tượng tác động (trộm cắp...)
Công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia nhưng đang trong quá trình xây dựng có là đối tượng tác động của tội phạm này? Ví dụ: lặn xuống sông cưa trộm sắt làm trụ cầu Rạch Miễu (Bến Tre).
* Hành vi:
Phá hủy là hành vi cố ý làm mất giá trị sử dụng (hủy hoại) hoặc làm hư hỏng các công trình nêu trên. Đó có thể là hành vi phá phách, đập phá, hủy hoại làm cho công trình, phương tiện bị hư hỏng, không còn sử dụng được hoặc không còn tồn tại (bị mất đi một phần hoặc toàn bộ giá trị sử dụng).
* Hậu quả: khi có thiệt hại xảy ra tội phạm được coi là hoàn thành, bất kể mức độ thiệt hại là bao nhiêu (CTTPVC). Sự thiệt hại này có thể ở hai mức độ:
- Tài sản bị hư hỏng: Giá trị sử dụng của công trình bị thiệt hại ở mức độ có khả năng sửa chữa, khôi phục lại được.
- Tài sản bị hủy hoại: giá trị sử dụng của công trình bị thiệt hại ở mức độn không hoặc khó có khả năng khôi phục lại được.
* Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
Người phạm tội không có mục đích chống chính quyền. Nếu có mục đích chống chính quyền -> xử theo Điều 85.
10. * Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
a. Định nghĩa: Điều 242
Tội vi phạm quy định ve khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 BLHS, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Hành vi:
- Hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh: là hành vi khám, chữa bệnh trái với quy định của Nhà nước như:
+ Không có kiến thức về y khoa (tây y hoặc đông y), không có chuyên môn nghiệp vụ mà hành nghề khám, chữa bệnh.
+ Người đang trong thời gian bị Toà án tuyên cấm hành nghề khám, chưa bệnh;
+ Người có trình độ chuyên môn về y khoa nhưng khám, chữa bệnh không theo đúng chuyên ngành hoặc thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ của mình (khám bệnh trái chuyên khoa...).
+ Ngoài ra còn có một số hành vi khác vi phạm quy tắc nghề nghiệp như không thử phản ứng thuốc trước khi tiêm đối với một số loại thuốc bắt buộc phải thử phản ứng; Truyền máu, truyền huyết thanh cho bệnh nhân mà không trực tiếp theo dõi...
- Sản xuất thuốc trái phép: là pha chế thuốc không đúng quy cách, không đảm bảo chất lượng tối thiểu, định của Nhà nước; pha chế thuốc không đúng công thức, quy trình hoặc không theo sự phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bán thuốc, cấp phát thuốc trái phép: là hành vi bán thuốc không có bằng cấp; bán, cấp thuốc không đúng chủng loại, liều lượng, thuốc đã quá thời hạn sử dụng, đã hư hỏng...
- Làm các dịch vụ y tế khác trái phép: siêu âm, xét nghiệm khác, chụp X-quang...
Lưu ý: Nếu có hành vi phá thai trái phép: -> Điều 243.
Phá thai trái phép là hành vi lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ khi không có đủ các điều kiện về chuyên mộ hoặc pháp luật như: không có bằng cấp chuyên môn; có trình độ chuyên môn nhưng không được giao nhiệm vụ, hoặc đang trong thời gian bị cấm hành nghề, hoặc vi phạm các quy tắc nghề nghiệp khác. Hành vi phá thai trái phép được thực hiện ở bất cứ nơi nào (bệnh viện, nhà riêng...); có thể được hoặc không được sự đồng ý của nạn nhân.
* Loại CTTP:
- CTTP vật chất: Gây thiệt hại đến tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác.
- CTTP hình thức:
+ Đã bị xử lý kỷ luật
+ Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội đó.
* Lỗi:
- Vô ý: trong trường hợp gây thiệt hại đến tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác.
- Cố ý: trong trường hợp chưa gây hậu quả nhưng đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
* Chủ thể: thường.
11. *Tội gây rối trật tự công cộng.
a. Định nghĩa: Điều 245
Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm rối loạn hoạt động ở những nơi công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự công cộng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: xâm phạm trật tự ở nơi công cộng, vi phạm quy tắc, nếp sống văn minh, cản trở hoạt động lành mạnh, bình thường của những người khác ở nơi công cộng.
* Hành vi: gây rối ở nơi công cộng.
- Hành vi gây rối: được hiểu bằng lời nói hoặc việc làm (cử chỉ, hành động) thể hiện thái độ coi thường trật tự chung như:
+ Nói thô tục, la hét làm huyên náo nơi công cộng;
+ Hành hung người khác, càn rỡ xúc phạm đến nhiều người ở nơi công cộng.
+ Đập phá, làm ô uế các trang thiết bị tại nơi công cộng (tượng đài, công trình văn hóa...);
+ Lôi kéo, kích động người khác cùng gây rối...
- Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng là nơi mà các hoạt động chung thường diễn ra một cách thường xuyên như rạp hát, sân vận động, công viên, đường phố, bến xe, công sở, nơi dùng để mít-tinh, hội họp; hoặc diễn ra tùy thuộc vào từng hoạt động chính trị, xã hội cụ thể (mít-tinh, cổ động...).
Nếu có hành vi gấy rối nhưng không phải ở nơi công cộng (trong nhà riêng) thì không phạm tội này.
* Gây rối trật tự công cộng cấu thành tội phạm khi:
- Gây hậu quả nghiêm trọng:
Theo NQ số 02/2003/HDTP TANDTC, ngày 17.4.2003, hậu quả nghiêm trọng được hiểu là 1 trong các trường hợp sau:
Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức, kinh tế, tổ chức XH, đơn vị vũ trang nhân dân;
Thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10 triệu trở lên;
Chết người;
Người khác bị thương tích hoặc bị tổ hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật củâ mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
Người khác bị thương tích từ 21% đến 30% và còn bị thiệt hại về TS trị giá từ 5 tr trở lên;
Nhiều người bị thương, mỗi người tỷ lệ thương tật dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả từ 30% -> 40% và còn thiệt hại về TS trị giá từ 5 triệu đồng trở lên.
Ngoài hậu quả về người , của còn có thiệt hại phi vật chất. Loại hậu quả này được coi là nghiêm trọng tuỳ thuộc vào tững trường hợp cụ thể như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách củâ Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, trật tự an toàn XH…
- Hoặc đã bị xử phạt hành chính, hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án mà còn vi phạm.
* Lỗi cố ý.
* Chủ thể thường.
* Phân biệt gây rối trật tự công cộng với:
- Cố ý gây thương tích: nếu trong quá trình gây rối TTCC mà lại gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác thì có thể bị xử về tội cố ý gây thương tích.
- Hủy hoại tài sản:
Nếu trong quá trình thực hiện các hành vi trên mà gây thiệt hại cho tài sản của người khác từ 500.000 đồng trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 1430.
- Chống người thi hành công vụ:
+ Hành hung người can thiệp, bảo vệ trật tự công cộng: đánh lại người can ngăn, góp ý, thuyết phục người có hành vi gây rối trật tự công cộng nhằm bảo vệ trật tự chung -> Điều 245.
+ Hành hung người đang làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nơi công cộng như cảnh sát, người bảo vệ cơ quan, trật tự viên rạp hát, rạp chiếu phim... -> Điều 257 (Tội chống người thi hành công vụ).
12. *Tội hành nghe mê tín dị đoan.
a. Định nghĩa: khoản 1 Điều 247
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: xâm phạm trật tự công cộng, nếp sống văn minh, lành mạnh của xã hội; đồng thời có khả năng xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
* Hành vi: Hành nghề mê tín dị đoan là những hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác để trục lợi kiếm sống.
- Bói toán là hành vi đoán sự việc thuộc về quá khứ, hiện tại, tương lai của 1 người mà hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
- Đồng bóng là việc tổ chức cúng lễ cầu khấn để nghe thánh phán hoặc để gặp người đã khuất.
- Các hình thức mê tín khác như cúng trừ ma tà, chữa bệnh với cách thức mê tín…
* Loại CTTP:
- CTTP vật chất: Gây hậu quả nghiêm trọng: là gây thiệt hại đến tính mạng, SK, TS cho người khác… (có thiệt hại khác không?!).
- CTTP hình thức: chưa gây hậu quả nhưng đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội này mà còn vi phạm.
* Mặt chủ quan:
- Lỗi:
+ Vô ý: nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Cố ý: nếu chưa gây hậu quả nhưng đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội này mà còn vi phạm.
Nếu hành nghề mê tín dị đoan là một thủ đoạn để lừa bịp, chiếm đoạt tài sản của người khác -> phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139).
- Động cơ: tư lợi???!!! (Điều 247 không quy định).
* Chủ thể: thường.
* Phân biệt với giết người vì mê tín dị đoan.
13. *Tội đánh bạc
a. Định nghĩa: Điều 248
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: xâm phạm trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội; đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình người phạm tội.
* Đối tượng tác động: vật được dùng đánh bạc có thể là tiền, tài sản (đất đai, nhà cửa, ruộng vườn; vàng bạc; xe cộ hoặc các tài sản khác...).
* Hành vi: Đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật.
Đánh bạc: dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để giải quyết việc được thua trong các trò chơi. Hình thức đánh bạc đa dạng như đánh bài (tổ tôm, tam cúc, tiến lên...), cá độ, đoán chẵn lẻ, chọi chim, gà; đánh bạc với máy tính hoặc thông qua các tò chơi khác...
* Tiền hoặc vật dùng để đánh bạc gồm:
- Tiền hoặc vật thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc;
- Tiền hoặc vật thu giữ trong người con bạc và có căn cứ cho rằng tiền hoặc vật đó đã hoặc sẽ dùng để đánh bạc;
- Tiền hoặc vật thu giữ được ở nơi khác mà có căn cứ cho rằng đã hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.
* Hành vi đánh bạc chỉ cấu thành tội phạm khi:
- Vật đánh bạc có giá trị lớn (NQ02/HĐTP/2003 ngày 17.4.2003): có giá trị từ 1 triệu đồng trở lên.
- Hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội phạm theo Điều 248; 249.
14. * Tội tổ chức đánh bạc, tội gá bạc
a. Định nghĩa: Điều 249
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Hành vi:
- Tổ chức đánh bạc: là hành vi kích động, rủ rê, lôi kéo người khác tổ chức đánh bạc.
Nếu người tổ chức đánh bạc đồng thời là người trực tiếp tham gia đánh bạc thì họ có thể phải chịu TNHS về 2 tội.
- Gá bạc: là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc một địa điểm khác để chứa đám bạc (để việc đánh bạc được thực hiện).
Nếu người gá bạc đồng thời là người tổ chức đánh bạc và đánh bạc thì họ phải chịu TNHS về nhiều tội (3 tội).
* CTTP hình thức. Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được coi là phạm tội khi:
- Với “quy mô lớn”:
Số người tham gia đánh bạc từ 10 người trở lên hoặc cùng 1 lúc từ 2 chiếu bạc trở lên. Bình luận sự bất hợp lý.
Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc, có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc, khi đánh bạc, có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại để trợ giúp cho việc đánh bạc
Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc trong cùng một lúc có giá trị từ 10tr đồng trở lên
Chú ý: Người tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa đến mức “với quy mô lớn” nêu trên, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật trị giá từ 1tr đến dưới 10tr, tuy họ không phải chịu TN về tội tổ chức đánh bạc, gá bạc, nhưng họ chịu TN HS về đồng phạm tội đánh bạc.
(NQ02/HDTP/2003 ngày 17.4.2003).
- Hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội phạm theo Điều 248; 249.
15. *Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ TS do người khác phạm tội mà có
a. Định nghĩa: Điều 250
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: tài sản do người khác phạm tội mà có????
* Hành vi: Không hưa hẹn trước mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm tội mà có.
- Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có: cất giữ, giấu một cách trái phép tài sản mà biết rõ do người khác phạm tội mà có ở bất kỳ nơi nào mà người phạm tội có thể chi phối, kiểm soát được (trong nhà, ngoài vườn, trong cơ quan...).
- Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: là hành vi chuyển dịch tài sản đã bị chiếm đoạt sang người khác như trao đổi, bán lại, mua lại, tặng cho người thân của người đã chiếm đoạt theo yêu cầu của người chiếm đoạt tài sản.
* Lỗi: cố ý. Người phạm tội biết rõ tài sản này do người khác phạm tội mà có. Người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản này không có sự thỏa thuận, hứa hẹ trước với người phạm tội.
Nếu giữa họ có sự thỏa thuận về việc sẽ chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có -> hành vi giúp sức trong đồng phạm.
Hỏi: Nếu chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm pháp mà có thì sao? (khi người phạm tội chưa đủ tuổi chịu TNHS).
16. Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có
a. Định nghĩa: Điều 251
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: TS do phạm tội mà có.
* Hành vi: hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua thủ đoạn:
- Sử dụng các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng:
- Thực hiện các giao dịch khác: Sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác để che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó.
* Lỗi: cố ý (nhận thức rõ nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản).
* Chủ thể: người có tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có (buôn lậu, buôn bán ma túy, vũ khí; tham nhũng...), muốn hợp pháp hóa các tài sản này qua các thủ đoạn luật định
* Phân biệt Điều 250 với Điều 251
17. Tội dụ dỗ ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp
a. Định nghĩa: Điều 252
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Đối tượng tác động: Người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi).
* Hành vi khách quan:
- Dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp: xúi giục, mua chuộc, rủ rê, kích động, hứa hẹn... nhằm lôi kéo hoặc thúc đẩy người chưa thành niên hoạt động phạm tội hoặc sống sa đọa (hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, nhân cách, lối sống như bỏ nhà đi lang thang, nghiện rượu, ma túy...).
- Ep buộc người chưa thành niên phạm pháp: đe dọa hoặc dùng thủ đoạn khác để khống chế tư tưởng người chưa thành niên, buộc họ phải phạm tội hoặc sống sa đọa.
- Chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp: cho người chưa thành niên thuê hoặc ở nhờ để có điều kiện thuận lợi cho haọt động phạm tội, sống sa đọa hay thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Trong tội phạm này luật định “người chưa thành niên phạm pháp” chứ không phải “phạm tội”.
* Lỗi: cố ý.
* Chủ the: Người đã thành niên.
18. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
- Khách thể:
- Đối tượng tác động: văn hóa phẩm “đồi trụy” là văn hóa phẩm có nội dung trụy lạc và suy đồi, thấp hèn, xấu xa như khiêu dâm,
- Hành vi phạm tội:
+ Làm ra: tạo ra hoặc sản xuất ra các vật phẩm văn hóa có nội dung khiêu dâm như viết sách báo có nội dung kích dục, vẽ tranh, chụp ảnh có nội dung trụy lạc, suy đồi.
+ Sao chép: chép lại, chụp lại, photo... các sách, báo, tranh ảnh... có nội dung khiêu dâm; ghi âm, ghi hình lại các băng, đĩa nhạc, film có nội dung khiêu dâm...
+ Lưu hành: là hành vi cho người khác xem, nghe, mượn, thuê các sản phẩm văn hóa có nội dung đồi trụy.
+ Vận chuyển:
+ Mua bán
+ Tàng trữ
+ Hành vi khác: dịch, tóm tắt, trích đoạn; thuyết minh, lồng tiếng (cho film)... các sản phẩm văn hóa đồi trụy.
- Lỗi cố ý.
- Chủ thể thường.
19. *Tội chứa mại dâm
- Khách thể:
- Hành vi chứa mại dâm:
+ Cho mượn hoặc cho thuê địa điểm để thực hiện hoạt động mua – bán dâm.
+ Cho gái bán dâm ở trong nhà, khách sạn, nhà hàng, tiệm uốn tóc, massage, karaoke... dưới danh nghĩa là người giúp việc, nhân viên phục vụ để thực hiện hành vi mua – bán dâm.
+ ...
- Lỗi cố ý.
- Chủ thể thường.
20. *Tội môi giới mại dâm
- Khách thể: xâm phạm TTCC; đồng thời xâm phạm đạo đức, nếp sống văn minh và thuần phong mỹ tục của Dân tộc.
- Hành vi: Môi gới mại dâm là hành vi làm trung gian cho hoạt động mua bán dâm. Họ có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của các bên mà có hành vi tạo điều kiện cho người có nhu cầu mua dân và người có nhu cầu bán dâm gặp gỡ, trao đổi, thỏa thuận về giá cả, thời gian, địa điểm ma – bán dâm.
- Lỗi cố ý.
- Chủ thể thường.
21. *Tội mua dâm người chưa thành niên
a. Định nghĩa: Đ 256
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: xâm phạm đến trật tự công cộng và sự phát triển bình thường về thể chất, tâm lý, tình dục của người chưa thành niên.
* Đối tượng tác động: người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; có thể là nữ hoặc nam (nếu dưới 13 tuổi -> hiếp dâm trẻ em; nhưng nếu người dưới 13 tuổi là nam giới -> người mua dâm phạm tội gì?).
“Người chưa thành niên” là đặc điểm của đối tượng tác động nên không cần biết người phạm tội nhận thức được đó là người chưa thành niên hay không. (Giới thiệu quan điểm khác nhau về vấn đề này và một số vụ án thực tế).
* Hành vi: Dùng tiền bạc hoặc các lợi ích vật chất trả cho người chưa thành niên để thực hiện hành vi giao cấu với người đó.
Thủ đoạn phạm tội: dụ dỗ, hứa hẹn hoặc lợi dụng những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khác về kinh tế, tinh thần của người chưa thành niên... để thực hiện hành vi giao cấu. Đây không phải là dấu hiệu định tội.
* Lỗi : cố ý.
* Chủ thể: người đã thành niên.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét